10:10:10 10/10/10

Lâu lâu lại có bác thắc mắc về khả năng viết lách của em. Xin thú thật một điều là em không giỏi văn chương, em cũng đang tập tành thôi các bác ạ. Xưa nay em vốn mang tiếng tự cao tự đại rồi, nếu không biết nổ thì cũng hơi kẹt. Thôi thì em xin phép khoác lác một tí, cho vui cửa vui nhà.

Tốt nghiệp tiểu học, em là một trong ba thủ khoa, được mười điểm môn văn. Cấp hai, em đạt điểm mười duy nhất. Cấp ba thì em không còn nhớ, chắc tệ lắm, nhưng thi đại học em cũng sơ sơ tám điểm. Ngoài ra trong lớp, điểm trung bình văn học của em lúc nào cũng thuộc hàng tốp. Nói thế không có nghĩa là em số một, em chỉ hạng tép rêu thôi. Nhưng em yêu tiếng Việt lắm, cái ngôn ngữ mẹ đẻ ấy mà. Tưởng chuyện nhỏ, chứ không phải ai cũng làm được đâu.

Đại ý em muốn nhắn nhủ với các bác là: đừng đem ý kiến chủ quan của mình để đánh giá người khác. Nếu thông tin hoặc ngôn từ, gọi chung là sản phẩm em làm ra — tác phẩm cũng được, có chỗ nào cần chỉnh sửa, xin các bác tập trung vào đó. Em sẵn sàng tiếp thu để tiến bộ thêm. Còn về nhân cách, thì để em, gia đình và những người quen biết nhận xét được rồi. Nào giờ em đã ít bạn, nên có thêm người ghét cũng không sao. Em chấp nhận. Nhân đây, em muốn cảm ơn các bác đã đồng cảm với những câu chuyện em chia sẻ.

Mời các bác chém thẳng tay!

Advertisement

Tình nhỏ mau quên

Tôi thường không thích chia sẻ chuyện tình cảm. Với tôi thì không sao, tôi chỉ không muốn làm ảnh hưởng đến nhân vật mình nhắc tới. Tôi càng không muốn làm ai xót lòng. Nhưng hôm nay cảm xúc bất chợt làm tôi nhớ về em — một mối tình đơn phương.

Lúc còn đi học, tôi chỉ quan tâm làm sao để ba mẹ và thầy cô hài lòng. Tôi chuyên tâm vào trang sách, đôi khi phụ giúp việc nhà như đi câu, đi chài. Mà thời đó làm gì có internet, cũng không có điện thoại cầm tay để giao lưu với thế giới bên ngoài. Học trò tỉnh lẻ như tôi hiếm khi có một sân chơi. Bạn bè hay rủ nhau vô nhà thầy cô xin học thêm. Còn tôi chỉ thích đăng ký một khóa học bình thường do trung tâm tổ chức. Nào giờ tôi chưa bao giờ có ý định đi học để kết bạn, chỉ đơn thuần thích học ngoại ngữ.

Tôi gặp em lần đầu trong lớp học buổi tối. Nhìn chung em cũng như bao cô bạn gái khác. Tôi không biết em có đẹp không? Nhưng trong mắt tôi, em là người rất nền nã, quy cách. Tôi đặc biệt ngưỡng mộ khả năng đọc tiếng Anh lưu loát của em, ngỡ em chuẩn bị từ trước rất kỹ. Tôi ngồi đầu bàn dãy nam, em ngồi đối diện. Buổi học nào cô cũng gọi đọc bài, mỗi người một câu, nam nữ xen kẽ. Tôi rất say mê nghe em đọc, dù chỉ một hai câu ngắn.

Lớp học khá vui, tôi quen được hai đứa em học lớp dưới. Giờ chơi, ba đứa tôi hay chạy giỡn hoặc phá phách gì đó. Em ít khi ra ngoài, hay ngồi trong lớp không biết làm gì, lúc nào cũng kè kè cô bạn thân.

Tuổi học trò chắc vui nhất là chuyện viết giấy chuyền tay. Tôi và em cũng rất hứng thú với trò này. Canh lúc cô viết bài, mấy bạn thì ghi ghi chép chép, hai đứa tôi thập thò. Có lần cô bất ngờ quay xuống, bắt gặp tại trận. Nhìn cô, tôi bẽn lẽn, em cũng ngại ngùng. Cũng may không làm rớt tờ giấy, không thôi chắc toi mạng. Tôi biết cô không hề ủng hộ, nhưng cũng không trách phạt. Thỉnh thoảng cô nhắc nhở hai đứa tập trung. Như thế đã là điều không hay chút nào. Vậy mà hai đứa vẫn cứ tiếp tục.

Tôi còn nhớ mấy lần tan học, trời nhá nhem tối, từng tốp đạp xe miệng cười nói không ngớt, cứ như thể chẳng còn được gặp nhau. Một hôm, lớp được về sớm do cúp điện. Tôi chạy xe song song với đứa em học chung. Bỗng nhiên nó vượt lên phía trước giựt cuốn sách em để ở rổ xe, rồi quăng cho tôi. Tôi hưởng ứng, đạp xe càng nhanh, thoáng chốc bỏ xa một quãng. Em đang đạp xe một chân với nhỏ bạn lật đật dí theo, nhưng tiếc là không đuổi kịp. Chắc em tức tưởi lắm, nói với mấy câu đầy trách móc: “Nhớ nha! Nhớ nha!”

Về đến nhà, tôi mở sách ra xem có bí mật gì trong đó. Em có cất hình ai không? Mai mốt đi học, tha hồ mà chọc. Tôi thất vọng không tìm được gì ngoài tờ giấy bạc năm ngàn; tôi đóng lại rồi đi ngủ. Hôm sau đến lớp, tôi mang trả em cuốn sách, tưởng là em giận lắm. Nhưng không, em vẫn vui vẻ bình thường. Tự nhiên, tôi thấy em dễ thương vô cùng. Hôm đó đi học, tôi cứ lâng lâng như kẻ mất hồn, không biết có làm điều gì ngớ ngẩn?

Hằng ngày đi học, tôi thường ra ngồi ở đống gạch ngay cạnh nhà xe trước lớp. Tôi thích đưa mắt nhìn cái nhà kho xa xa, đằng sau cột cờ. Giờ chơi nào em cũng hay ra đó ngồi với nhỏ bạn chung lớp. Tôi không biết em đang nói gì, cũng không nhìn thấy em cười. Lâu lâu em điều nhỏ bạn tới lớp gửi cho tôi tờ giấy. Tôi cũng nhờ thằng bạn đi ngang chuyển dùm. Lạ thật, chỉ cách nhau có năm phòng học, xa xôi gì đâu mà sao bước đi thật khó?! Hồi đó, bạn bè khác lớp mà léo hánh tới địa bàn là y như có điều chi ghê gớm lắm. Thế nào cũng được tụi bạn nhiều chuyện hỏi cho ra lẽ.

Năm cuối cấp, cả hai được chọn vào đội tuyển Anh văn của trường, cơ hội gặp nhau càng nhiều. Nhưng tôi ghét ông thầy dạy bồi dưỡng, dáng người phong trần. Tôi để ý thấy em rất say mê mỗi khi thầy giảng bài. Chắc là tôi đang ghen…

Hết cấp II, tôi quyết định sang tỉnh học. Từ đây không còn thấy em xinh tươi, cũng không còn được gửi cho em tờ giấy vụn ngoằn nghoèo mấy chữ. Nhớ những chiều thứ Bảy từ thị xã về, tôi chỉ dám đứng lặng thầm trước cổng trường như đứa lưu ban, trộm nhìn bạn bè cũ giờ tan học. Tôi mong một lần ngắm em dịu dàng trong tà áo dài trắng, nhưng mãi không gặp được.

Những ngày đầu sống xa nhà, tôi buồn quá. Nhưng tôi may mắn được em bầu bạn, tuần nào cũng đều đặn nhận thư em. Không có em chắc đời học sinh tẻ nhạt lắm! Em thường động viên, hỏi han tôi về cuộc sống mới. Tôi cũng kể em nghe nhiều thứ. Đến lúc cạn nguồn, hai đứa tự đặt ra một câu chuyện rồi hòa mình vào nhân vật chính. Câu chuyện kết thúc: chàng trai quay về tìm nhưng không gặp, đứng lặng lẽ trong mưa; còn cô gái đưa bàn chân bước theo gió. Thật là bi kịch!

Thời gian qua mau, mỗi người một hướng đi. Tôi và em cũng ít liên lạc, dù chỉ quanh quẩn trong cùng một thành phố. Tôi thầm cảm ơn và cầu chúc cho em tìm được bờ vai vững chãi. Tôi không là hoàng tử trong chuyện cổ tích, tôi làm cánh chim phiêu bạt: “Vòng tay anh nhỏ bé biết làm sao che cho em? Hay anh chỉ là người đứng bên lề đời em…”

A letter to Dad

[Ghi chú: nhấn vào đây để đọc phiên bản tiếng Việt.]

Dear Dad,

Sooner or later, I know you will read this letter. Where should I begin? To demonstrate my pride for a noble father who dedicates his life to family? Or to spin a yarn about the saddest days throughout my childhood? Will this society, and my friends, turn back on me or look at me with a different eye from now on? Whatever happens, I still write this to you. I hope at night I am no longer tormented by the past.

The differences between your generation and mine have created a gap in which we can never understand each other. You play a key role in the family, always ask others to follow your arrangements. I am like a bird that is left behind. I believe everyone has only one chance to live; hence, I would like to stand on my own legs. Someday I may slip on my way, yet I will stand up. Every now and then, I question my existence in this world. And not just once, I lost faith in family values.

When I was young, I was totally proud of you. You are a straightforward and typical person; you know how to do a variety of jobs, you manage to overcome any difficulty; you seldom break promises or get very drunk. But do you know that you just keep people at a distance — not anyone is patient enough to stay long with you? Even your closest friends are pretty reluctant to communicate with you. You are severe to everyone. If anyone does something wrong, you are not easy to forgive and forget. All my siblings are uncomfortable to talk about you. Why can’t we live in harmony and peace?

I remember when I was a little kid, all maternal relatives hated you, and they hated me as well. Nevertheless, I still loved you simply because you are my father. They even interrupted a conversation as I accidentally came across. They were afraid that I would narrate their words; you would then nag at Mom all day long. I comprehended the situation, so I kept silent — those that I had heard would be dissolved into the wind. At a very young age, I already had an inferior complex about family and did not feel as innocent as other kids.

I did not dream of a big house, but a dinner with all three members. A bowl of vegetable soup and a span of tiny shrimp cooked with brine were enough to make me happy. Even so, I did not dare to sit on the same table with you; we both could hardly maintain a good communication. Only Mom could tolerate you, but when she got sick, you rarely took care of her. There was a time when I often felt obsessed: everyday we would not have a good meal without your quarrel with Mom. Have you ever felt what I had to endure?

By third or fourth grade, I was bought a blackboard, and you taught me homework. Day after day I learned how to do unit conversion. Because of being keen on playing with friends, I often gave wrong answers, each of which you punished me. I was frightened and did by habit without any knowledge. You beat me so much that I became indifferent to the rod. Compared to other kids in the neighborhood, my class result was always good, but still could not make you pleased. You usually said: “spare the rod and spoil the child.” What if I had lived in vagabondage or studied badly, would you have ever accepted me as a son?

Everyday before leaving for school, I had to come in front of you to say goodbye. Occationally, I had to repeat a couple of times so you could hear it, then gave me some pennies. I gradually considered politeness as a compulsory behavior that did not indeed come from my heart. I did not mind it any more.

I remembered in the fifth grade, I was sponsored a trip to the city. That was the very first time I travelled by myself, you gave me twelve thousand dongs. I was so happy with the money. But did you know that it was too little for me to buy anything? I kept the whole amount back home. Looking at friends who bought so many presents, I felt sad but without any complaint.

Once, the coordinator selected me to represent the school in the meeting of obedient children. While other students praised their fathers, I felt ashamed inside. How would I brag about my own father? I told about Mom instead…

I remember many late nights — you woke me up to go collecting mangoes. The tree in our neighbor’s garden was very big and laden with fruit. Ripe ones usually fell down at night. I was very scared of the darkness. But because of my eagerness, you took me out. At times I found three or four, I became really excited. We both turned back to sleep, then you went to work and I came to school in the morning.

In biology class, my friend brought one durian plant as a sample. After class, she gave it to me. I grew it in the garden; it has never born fruit for a dozen of years. You often tell me: “every time I see the little tree, I miss the past days you were running around my legs.” So why did you try to grow a dragon fruit plant that killed my flamboyant tree? That made me sad for a couple of days.

Do you remember we used to go swimming in a river? You passed me a ring buoy, released me far away from the bank. At the middle of the river, I felt scared and swam towards you. Now I feel a chill tingle along my spine; however, I was very interested before. I knew you were always observing me. Life is like a whirlpool in many ways, it can swallow us at any time. But beside you, I had no fear.

On heavily raining days with roaring thunders, I felt so terrified that I ran to you and lied on your body. You recalled the days in military. Mom also participated in your story while sewing clothes. Mom said that you were very handsome when you were young, which made me proud of. You told me about your team and American soldiers. Since then I have been dreaming of the land of freedom. Was I born to accomplish your life’s ambition?

“A mother can take care of ten children,
but sometimes ten children can’t take care of one mother.”

I grew up with Mom’s folk songs. After secondary school, I entered high school in the central district. On early days living away from home, I faced up with many difficulties. Every time I returned home and asked you for allowances, I shed my tears out. You calculated every single penny with me. I felt helpless since I was still dependent on family even at that age. I wanted to give up. Then I moved on although I had no idea what was ahead of my reach…

Those are over now. Having gone though bitterness makes me appreciate today. And the story about father and son has not ended yet, has it?

Your son

A letter to my sister

[Ghi chú: nhấn vào đây để đọc phiên bản tiếng Việt.]

Dear sister,

I know you will never get a chance to read this letter; however, I just feel like dropping you a few lines. Because I would like to remind myself of the childhood I was loved and protected by you.

First of all, I have to confess that I now have no memory of the early days when I was carried in your arms. But I will keep forever the stories about our sisterhood through what Mom has told me. That day, our family was very poor, our house was built on someone’s land. Parents were struggling with life to raise their children. Since a very young age, you had stayed home to take care of me and helped Mom in the kitchen. You had to sacrifice many things, worked very hard and searched for food day after day. Once, you forgot to keep an eye on me while playing with other kids, I fell off a pile of sand. Mom punished you, but you did not get upset.

In spite of our family situation, you always have a full heart for me. Do you still remember when we lived near the grandmother’s place, we were often bullied by others? We then moved to a new house, elder sisters had already had their own families. Though you obtained education in half, you would give me a sweet potato or a fruit in full. You would give me everything, wouldn’t you?

The first day I went to primary school and started to perceive the surroundings, you got married. Ever since then I have not seen you often. I miss you and your thoughtful care. At your mother-in-law’s house, you have to work even harder but you always show respect to the older and never look down on the younger. You have taught me many lessons, but the greatest one is about yourself: to live a truthful life, to not become greedy or deceiving.

After high school, I came to Saigon for college, I had another chance to stay near you. Every time we met, we only recalled the happy old days. But your life was filled with sadness, which I could tell through your eyes. I had already grown up, but you looked after me every single thing. Sometimes I felt as if I was still a little kid, always covered under your protection. When I did something wrong, you corrected me. Or when I made an incautious decision, you gave me advice from your personal experience.

I remember when we got some leftover, we both gave up to each other. You told, “this food is not delicious, I am not fond of it at all.” I knew your intention, so I tried to eat more in order for you to be happy. Those were things you never said but I understood fully.

The days I stayed away from our homeland, you were also close at hand. You worked really hard at job but anytime I came by, you welcomed me with a smile. I did not have a chance to take you around the city, you had already left.

Every time I return home, you come to see me no matter how busy you are. Additionally, you carry your little kids who always bring me laughters. Our whole family get together for one day, you cook me many dishes. Others do not like them which I find really good. Perhaps that’s because I am used to your cooking.

Nowadays I become an adult. I have not done anything big or great, but you still feel proud of me. Even though I travel, far or near, I will not forget you. You are not only the most gentle but also the most whole-hearted sister.

Your brother

October notes

Hello, there! This month I am dedicated to translating some of my blog entries into English for a few non-Vietnamese speaking readers. I will still write in Vietnamese, but I am not going to make public as often as before. Sorry, mates.